Thời gian gần đây, khi số ca mắc Covid-19 liên tục tăng cao, nhiều người đã lên mạng xã hội tìm kiếm cũng như truyền tai nhau mua các loại thuốc điều trị Covid-19, thuốc hỗ trợ, thuốc dự phòng điều trị Covid-19.
Lợi dụng tâm lý lo lắng của người dân, nhiều cá nhân đã rao bán các mặt hàng thuốc điều trị virus "xách tay" từ Nga, Trung Quốc về Việt Nam với quảng cáo các thuốc này có khả năng phòng chống lây nhiễm, điều trị hiệu quả Covid-19 và phòng ngừa các biến chứng hậu Covid-19.
Cảnh báo thuốc kháng virus "xách tay"
Các loại thuốc này được rao bán trên các hội nhóm, trang cá nhân trên mạng xã hội như Facebook, Zalo và một số sàn thương mại điện tử… nên người dân rất dễ tiếp cận và tìm mua trong khi nguồn gốc xuất xứ và tác dụng không rõ ràng.
PGS-TS Nguyễn Lân Hiếu, Giám đốc Bệnh viện Ðại học Y Hà Nội, cho biết gần đây ông nhận được nhiều tin nhắn hỏi về các hộp "thuốc xanh", "thuốc đỏ" chữ tiếng Nga được cho là có tác dụng điều trị Covid-19. Các loại thuốc này có giá từ vài trăm ngàn đồng đến vài triệu đồng/hộp. Ông Hiếu khuyến cáo người dân không tự ý dùng vì là thuốc xách tay không rõ nguồn gốc.
"Thuốc của Nga nếu thực sự tốt thì liệu tỉ lệ tử vong của Nga có ở mức hàng đầu thế giới? Tỉ lệ bệnh tự khỏi của chủng Omicron trên người đã được tiêm chủng rất cao nên hầu như thuốc gì uống vào đều khỏi. Do đó, người dân đừng lãng phí tiền bạc và tiếp tay cho nhóm buôn lậu thuốc công khai bán trên mạng xã hội"- PGS Hiếu khuyến cáo.
Theo dược sĩ Hà Quang Tuyến, Trưởng Khoa Dược, Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội, "thuốc xanh, thuốc đỏ" hay Arbidol (Umifenovir) là thuốc kháng virus phổ rộng được cấp phép sử dụng để dự phòng và điều trị cúm mùa tại Trung Quốc và Nga từ năm 2006. Thử nghiệm tiền lâm sàng cho thấy thuốc Arbidol có hoạt tính kháng virus đối với một số virus đường hô hấp ở người như virus cúm A, B, C, adenovirus, rhinovirus…
Tại Trung Quốc, Umifenovir cũng được thử nghiệm trên bệnh nhân Covid-19 ngay giai đoạn đầu bùng phát dịch, tuy nhiên kết quả về hiệu quả của Umifenovir là không đồng nhất giữa các nghiên cứu.
Một nghiên cứu tổng quan hệ thống và phân tích gộp về hiệu quả và an toàn của Arbidol trên bệnh nhân Covid-19 đã được thực hiện bởi B. Amani và các cộng sự (năm 2021) dựa trên các dữ liệu nghiên cứu trên Pubmed, Cochrane, Embase và medRixv.
Theo dược sĩ Tuyến, Umifenovir cũng như nhiều thuốc khác Hydroxycloroquin, Ribavirin, Sofosbuvir, Lopinavir… là một trong số các thử nghiệm lâm sàng trong giai đoạn ban đầu của đại dịch để tìm hướng tiếp cận điều trị Covid-19 trên thế giới. Có nhiều nghiên cứu đã tạm dừng do hiệu quả không cao hoặc nguy cơ, tác dụng không mong muốn lớn hơn nhiều so với hiệu quả.
Vì sao F0 tại nhà không tùy tiện dùng corticoid?
Trong khi đó một số bác sĩ cũng lưu ý người mắc Covid-19 không tự ý dùng các thuốc kháng viêm nhóm corticoid (dexamethason, prednison, methylprednisolon, hydrocortison…). Corticoid là nhóm thuốc kháng viêm rất quen thuộc được sử dụng trong điều trị nhiều bệnh, tuy nhiên, các thuốc này chỉ sử dụng sau khi cân nhắc rất kỹ lợi ích/nguy cơ và chỉ sử dụng khi thật cần thiết.
Theo Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Covid-19 do Bộ Y tế ban hành mới đây, có 2 thuốc thuộc nhóm này được sử dụng đường uống cho F0 tại nhà là: Dexamethason 0,5 mg (viên nén), methylprednisolon 16 mg (viên nén). Tuy nhiên, trong đó nêu rõ, thuốc chống viêm sẽ không được phát sẵn mà do bác sĩ kê đơn và chỉ dùng một ngày trong khi chờ chuyển đến viện...
Bác sĩ Đồng Phú Khiêm, Phó Trưởng khoa Hồi sức tích cực thuộc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, khuyến cáo với thuốc chống viêm nhóm corticoid, thuốc chống đông, tuyệt đối F0 điều trị ở nhà không mua, không tích trữ, không tùy tiện sử dụng. Việc dùng các thuốc này không đúng chỉ định vừa không có lợi mà còn có tác dụng phụ.
Những ngày qua, trên mạng nhiều người đã chia sẻ cách điều trị Covid-19, trong đó khuyên nên dùng các thuốc kháng viêm (corticoids) sớm để tránh gặp bão cytokin - được cho là nguyên nhân gây Covid-19 nghiêm trọng.
Tuy nhiên, với kinh nghiệm điều trị, các bác sĩ cảnh báo người bệnh chỉ dùng các thuốc corticoid khi được bác sĩ kê đơn và phải dùng đúng liều lượng, thời gian do bác sĩ kê. "Thuốc có corticoid gây suy giảm miễn dịch và nguy cơ gây nặng hơn nếu không dùng đúng thời điểm; gây rối loạn chuyển hoá, mất kiểm soát đường huyết ở người tiểu đường, tăng huyết áp…"- bác sĩ Khiêm cảnh báo.
Cùng quan điểm này, bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng, Trung tâm oxy cao áp Việt-Nga, cho biết không dùng corticoid để dự phòng bão cytokin ở bệnh nhân Covid-19. Corticoid chống được bão cytokin nhưng phải được bác sĩ phải chỉ định và theo dõi sát sao.
Đến nay, các nghiên cứu cho thấy, việc dùng corticoid sớm (khi chưa phải thở oxy, khi SpO2 còn trên 95%) đều làm cho tỉ lệ trở nặng và tỷ lệ tử vong do Covid-19 cao hơn so với không dùng corticoid).
Trong khi đó với các thuốc kháng virus cũng được cảnh báo phải dùng đúng đối tượng, thời gian. Nếu dùng không đúng sẽ không có có tác dụng dự phòng nhiễm nặng, hay ngăn ngừa biến chứng hậu Covid-19 sau khỏi bệnh. "Với thuốc kháng virus Molnupiravir chống chỉ định với F0 dưới 18 tuổi, phụ nữ đang mang thai hoặc có kế hoạch mang thai, người có bệnh lí nền về gan, thận..."- bác sĩ Khiêm nói.
Bước vào vòng đấu thứ 36, West Ham thêm một lần phải chạm trán với đối thủ đang nằm trong nhóm cầm đèn đỏ là Watford, đội bóng có cùng điểm số với mình nhưng đứng sau do kém về hiệu số bàn thắng bại, đồng thời vẫn hơn khu vực xuống hạng khoảng cách 3 điểm. Bởi thế, ở màn thư hùng trên sân London, đội nào giành chiến thắng sẽ gần như trụ hạng thành công.799betNhận bàn thua, ĐT Việt Nam không nao núng nỗ lực phối hợp tấn công. Tuy nhiên, Nhật Bản cũng tỏ ra vô cùng nguy hiểm khi phản công. Phút 40, Ito đi bóng vượt qua Văn Thanh trước khi tung cú dứt điểm vô cùng đẳng cấp tung lưới Tấn Trường.