"Việc bóng đá trẻ Việt Nam vào đến VCK World Cup U20 thế giới, giành ngôi á quân U23 châu Á trong năm 2017 như một lời khẳng định: Ở cấp độ này, bóng đá Việt Nam (BĐVN) hoàn toàn không thua kém bạn bè trong khu vực cũng như châu lục nếu biết định hướng đầu tư đầy đủ, bài bản, mạnh dạn đặt mục tiêu lâu dài" - chuyên gia bóng đá Vũ Mạnh Hải nhận định.
Cựu tiền vệ Thể Công hồi thập niên 80 cho rằng BĐVN có tiềm năng phát triển rất lớn, hoàn toàn có thể tiến xa trong tương lai từ bệ phóng của lứa cầu thủ "ngọc thô" như Xuân Trường, Quang Hải, Tiến Dũng, Công Phượng… hôm nay. "Thành công trong phạm vi một giải đấu cấp độ trẻ không thể và chẳng bao giờ đại diện cho đẳng cấp của cả một nền bóng đá. Từ lứa tuổi 19-20 đến 22-23 là cả một quá trình phấn đấu dài hơi và các cầu thủ trẻ đến khi khoác áo đội tuyển quốc gia đòi hỏi một sự định hình vững chắc về phong cách thi đấu, tư chất của những cầu thủ chuyên nghiệp. Từ chục năm trước, tiếp bước những "lò nhà nước" nổi tiếng như SLNA, Đồng Tháp, Thể Công hay TP HCM, các mô hình đào tạo bóng đá trẻ tư nhân nối nhau ra đời, mang đến tư duy và cách làm mới về một phong trào dạy và học bóng đá hiện đại, từng bước tiệm cận trình độ của thế giới. Được cộng hưởng bởi xu hướng chung của khu vực, bóng đá trẻ có thêm nhiều sân chơi như SEA Games chuyển từ tuyển quốc gia sang lứa U23 rồi U22, xuất hiện các vòng loại châu lục, thế giới dành cho lứa U15, U19. Trong nước, Giải bóng đá U21 được duy trì và tiếp tục được mở rộng sang cấp độ quốc tế. Các cầu thủ được cọ xát nhiều, gắn kết với nhau và sự bùng nổ trong lối chơi là một hiện thực tất yếu như tại VCK U23 châu Á vừa qua".
Ông Hải không giấu được vẻ suy tư khi nói về tương lai: "Thành thật mà nói, tuyển U23 quốc gia thi đấu thăng hoa là một kỳ tích và khi đã công nhận với nhau như thế, ai có thể khẳng định, chiến công này sẽ còn được tái hiện? Câu trả lời "chắc chắn có" sẽ chỉ đến một khi BĐVN có được một "tổng công trình sư", người chịu trách nhiệm phác thảo toàn bộ hành trình của BĐVN và đưa ra được giải pháp cho từng giai đoạn, xác định cả điểm đến thành công. Giới chuyên môn vẫn cho rằng, BĐVN đã trải qua 3 cột mốc lớn: HLV Karl Heinz Weigang đưa tuyển Việt Nam đến HCB SEA Games 1995; HLV Henrique Calisto đưa tuyển Việt Nam giành ngôi vô địch AFF Cup 2008 và HLV Park Hang Seo đưa tuyển U23 đến ngôi á quân trẻ châu lục… Thử hỏi, qua cả 3 giai đoạn ấy, BĐVN đã tiến hành đúc kết kinh nghiệm, đánh giá thực tiễn để đưa ra kế hoạch phát triển trong tương lai chưa? Chúng ta loay hoay với nhiều đời HLV ngoại mà mỗi vị đều đem đến một trường phái bóng đá khác nhau, Âu có Weigang, Murphy, Riedl, Calisto; Mỹ có Tavares; Á có Miura, Park Hang Seo và trường phái nào là thực sự phù hợp với BĐVN, với tầm vóc, thể trạng và tư duy cầu thủ Việt?".
Cựu cầu thủ Thể Công băn khoăn: "Nếu đã nhắc đến vai trò "nhạc trưởng", chẳng phải chúng ta đã từng có giám đốc kỹ thuật Wilfried Rainer và giờ là Jurgen Gede nhưng đã sử dụng chất xám của họ ra sao cho mục tiêu của mình? Ông Gede đóng góp rất nhiều vào chiến dịch U23 châu Á vừa qua và trước đó là chiến dịch giành vé U20 World Cup nhưng đấy mới chỉ là một phần công việc rất nhỏ của vị chuyên gia này. Chuyên gia Đức này còn đóng góp được rất nhiều miễn là trao cơ hội và được đặt hết niềm tin. Cách làm này cũng cần được áp dụng với giới chuyên môn trong nước, tập hợp được tinh hoa, khối óc và cả sự nhiệt huyết của tất cả, BĐVN sẽ sớm rút ngắn hành trình cần phải đi của mình".
Xoay quanh lĩnh vực đào tạo trẻ, chuyên gia Đoàn Minh Xương (LĐBĐ TP HCM) cho rằng sự xuất hiện của hàng loạt "lò" bóng đá tư nhân hơn chục năm trước mà điển hình là Học viện HAGL-Arsenal-JMG đã phá thế "bế quan tỏa cảng", tự cung tự cấp trong đào tạo, tiếp cận các giáo trình huấn luyện khoa học, hiện đại của thế giới. Người hâm mộ háo hức chờ đợi "lứa quả ngọt" từ cách làm mới này, khởi đầu bằng VCK U19 châu Á 2014 và nay là VCK U23 châu Á. "Quân" HAGL đi đến đâu, fan "cuồng" theo đến đó, ít nhất cũng thể hiện sự kỳ vọng vào một sự đột phá trong cách nghĩ, cách làm.
"Vấn đề là HAGL, Viettel, PVF hay Hà Nội, mỗi lò đều có cách làm riêng, chất lượng đầu vào, đầu ra cũng rất khác nhau. Việc tất cả cùng ngồi lại để thống nhất phương pháp đào tạo ban đầu, từ lứa U6 đến U15, cần có vai trò và tiếng nói của LĐBĐ Việt Nam. Nếu thành công, đây sẽ là nền tảng cho việc hình thành bản sắc, lối chơi thuần chất Việt, không ngại khi ở độ tuổi trưởng thành, cầu thủ khó bắt nhịp với HLV của nhiều trường phái khác nhau" - ông Xương chia sẻ.
Nguyên HLV trưởng CLB Đồng Tháp phân tích thêm: "Từ thành công của U23, đã đến lúc liên bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch và Giáo dục - Đào tạo, với vai trò điều phối và thực hiện của VFF, cần quan tâm, đầu tư cho bóng đá học đường, tạo phong trào rộng khắp cũng như xây dựng cơ sở hạ tầng cho bóng đá. Làm được điều này, tôi tin các em học sinh của chúng ta dù có thể không trở thành cầu thủ chuyên nghiệp thì cũng có đủ sức khỏe để học tập, công tác sau này. Bản thân các em cũng đã được nuôi dưỡng tình yêu với bóng đá, chắc chắn sẽ còn đóng góp cho chính bộ môn thể thao "vua" này dưới nhiều hình thức. Không chỉ có vậy, chúng ta cần hoàn thiện hệ thống thi đấu cho bóng đá trẻ, hiện còn quá ít, không giúp các em tự tin khi được trao nhiệm vụ ở đội hình chính của CLB".
U23 Hàn Quốc được đánh giá nhỉnh hơn nhờ đội hình đồng đều ở các tuyến, cùng sự xuất hiện của ngôi sao Lee Kang In (từng chơi 74 trận ở LaLiga), cầu thủ thuộc biên chế CLB Real Mallorca. U23 Nhật Bản non kém hơn về kinh nghiệm, nhưng lại có tính tổ chức trong lối chơi.Lịch thi đấu đội tuyển NamBên cạnh giá bản quyền, vé xem các trận đấu tại World Cup 2022 cũng nhận được sự quan tâm lớn. Mới đây nhất, phía nước chủ nhà Qatar nhấn mạnh, nếu ai đó sở hữu tấm vé xem World Cup 2022 không phải do chính mình đăng ký mà thông qua việc mua lại hay chuyển nhượng, sẽ lập tức bị phạt 69.000 USD (khoảng 1,6 tỷ đồng).